Đổi mới tư duy sản xuất: Dấu ấn đảng viên tiên phong
Lượt xem: 2935
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Theo đó xác định 3 yếu tố hiện đại là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông thôn thông minh. Nắm được xu thế trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và tiếp thu những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, nhiều nông dân ở huyện Tiểu Cần đã vươn lên làm giàu trên vùng đất còn nhiều khó khăn. Một trong số đó có nông dân Thạch Dương - Đảng viên tiên phong đưa Nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống.

Nông dân Thạch Dương (trái) trao đổi kỹ thuật trồng dừa hữu cơ

Theo như Ông Đinh Vũ Đạt - Bí thư Đảng ủy xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần giới thiệu: Trước đó, năm 2017, nhằm thực hiện mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, xã Tân Hòa thực hiện chủ trương vận động nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất dừa truyền thống sang trồng dừa hữu cơ và chỉ có một vài hộ ở xã thực hiện. Sau khi triển khai đến các chi bộ ấp, đảng viên Thạch Dương - Trưởng ban nhân dân ấp Cao Một tiên phong đăng ký thực hiện mô hình thí điểm để bà con tham quan, học hỏi kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả mô hình. Sau khi mô hình điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân ở xã bắt đầu làm theo.

Ông Thạch Dương cho biết: Cuối năm 2017, gia đình ông được vận động chuyển đổi 1,6 ha dừa sang sản xuất hữu cơ. Mô hình khá hiệu quả so với cách sản xuất truyền thống trước đó. Tham gia mô hình, nông dân phải tuân thủ quy trình sản xuất, sử dụng phân hữu cơ, vi sinh hoặc phân chuồng thay thế cho phân thuốc hóa học. Từ khi áp dụng cách làm này, vườn dừa của ông phát triển rất tốt, ít sâu bệnh, năng suất tăng hơn 20% so với trước. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, mô hình giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cả người tiêu dùng.

Hiện nay 01 ha trồng dừa hữu cơ của gia đình ông đang cho trái, mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng, riêng 0,6 ha mới chuyển đổi trồng sau đang phát triển tốt và bắt đầu ra trái đầu tiên. Dừa của gia đình ông Dương được Công ty dừa Mê Kông tỉnh Bến Tre bao tiêu sản phẩm, mỗi chục dừa có giá bán là 100.000 đồng.

Ông Thạch Dương cho biết, trước đây là vùng đất trồng lúa, qua thời gian trồng lúa không hiệu quả gia đình chuyển sang trồng mía. Trồng mía thì giá cả cũng bấp bênh nên ông tiếp tục chuyển đổi sang trồng cây dừa. Đầu tiên ông trồng 01 ha dừa các loại, trung bình trên mỗi công đất ông trồng 25 cây dừa. Qua hơn 03 năm dừa bắt đầu cho trái, mỗi tháng thu hoạch được từ 800 - 1.000 trái, bán được khoảng 09 triệu đồng. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, năm 2017, song song với đầu tư trồng 250 cây dừa, ông Dương trồng xen với chuối sáp, chuối cao v.v…. để có thu nhập hằng ngày. So với cây trồng khác thì việc đầu tư trồng dừa chỉ tốn tiền mua cây giống và công chăm sóc ban đầu khoảng 07 triệu đồng/công. Các khoản chi phí về sau như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hàng năm thấp hơn rất nhiều so với những cây trồng khác, mỗi năm bón phân chỉ khoảng 300.000 đồng/công.

Không những là một trong những đảng viên tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương, với vai trò là Trưởng Ban nhân dân ấp Cao Một, ông Thạch Dương còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm giúp bà con nông dân, đặc biệt là nông dân Khmer ở ấp chuyển đổi diện tích trồng mía kém hiệu quả sang trồng dừa và vươn lên ổn định cuộc sống như hộ anh Thạch Bé Ngoan chuyển đổi 0,7 ha đất lúa sang trồng dừa; hộ anh Thạch Chòn chuyển đổi 1,2 ha đất trồng mía sang trồng dừa v.v…

S.H

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin khác
1 2 3 4 5