Mức xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Lượt xem: 4172
Các mức xử phạt được quy định tại Nghị định số 139/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ. Trong đó, đáng chú ý, có quy định mức phạt tiền từ 65 - 75 triệu đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng tàu thuyền quá niên hạn sử dụng theo quy định.

Cảnh sát đường thủy tuyên truyền pháp luật cho các chủ phương tiện

 

Nghị định số 139/2021/NĐ-CP quy định cụ thể đối với một số mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa như sau: Phạt tiền tới 1 triệu đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đủ áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân theo quy định, mức phạt tính trên mỗi áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.

Phạt tiền từ  1-2 triệu đồng đối với hành vi: Không có biển hiệu theo quy định, áp dụng đối với phương tiện chở khách du lịch; không có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định; sử dụng giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định; không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc khai báo không đúng sự thật để đăng ký phương tiện theo quy định.

Phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi không có phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định; không có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy hoặc không có phương án chữa cháy theo quy định.

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với các vi phạm về trách nhiệm của chủ phương tiện, người thuê phương tiện. Chủ phương tiện nhận, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không đủ định biên theo quy định; nhận, sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định

Phạt tiền từ 20-35 triệu đồng đối với hành vi vi phạm: Cho thuê phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định; cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê (trừ trường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản); sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp. Nghị định quy định thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị phạt tới 35 triệu đồng…

Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong thời gian tới, đề nghị các chủ phương tiện và hành khách cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trên lĩnh vực đường thủy nội địa. Các phương tiện hoạt động phải có đăng ký, đăng kiểm an toàn kỹ thuật, trang bị đầy đủ phao cứu sinh, cứu đắm khi đi lại trên tàu; chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện và người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, tuyệt đối không được chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, quá số người cho phép; mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và người đi trên phương tiện khi lưu thông trên đường thủy nội địa.

Phạm Hơn

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image