Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU
Lượt xem: 3900
Qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 20/4/2017 của Tỉnh ủy về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 – 2020, trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động.

Qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 20/4/2017 của Tỉnh ủy về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 – 2020, trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, tính chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cụ thể: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 45% lên 65,56%. cấu lao động chuyển dịch hợp lý, tỷ lệ lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 45,26% còn 44,5%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 19,68% lên 24,1% dịch vụ từ 35,06% còn 31,4%; công tác đào tạo, bồi dưỡng các bộ, công chức, viên chức được quan tâm, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên (trung cấp từ 17,5% giảm còn 11,16%; cao đẳng từ 15,75% tăng lên 16,27%, đại học từ 62,26% tăng lên 63,58% sau đại học từ 2,67% tăng lên 6,81%); chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực; duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục trong trung học cơ sở làm cơ sở vững chắc cho đào tạo lao động khi đến tuổi lao động; tỷ lệ sinh viên đại học từ 71,17% tăng lên 83,91%....

Để đạt được kết quả đó, các địa phương, đơn vị đã triển khai quán triệt thực hiện tốt công tác tuyên truyền; Tăng cường, đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế; Tỉnh ban hành các chế, chính sách đặc thù về ưu đãi đối với các cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề; Huy động, thu hút lồng ghép các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tạo điều kiện cho các cở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết số 12 - NQ/TU còn có một số tồn tại, hạn chế: 

Một số quan, đơn vị khi xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chưa thật sự bám sát với thực trạng cán bộ, công chức, viên chức và các tiêu chuẩn theo quy định.

Công tác phối hợp của một số quan, đơn vị trong thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đôi lúc chưa đồng bộ và thiếu chặt chẽ nên chất lượng một số lớp chưa cao.

Ý thức học tập chấp hành quy định học tập của một số công chức, viên chức còn kém, một số công chức, viên chức tham gia học tập chưa nghiêm, mang tính đối phó; học để lấy bằng, chưa chú trọng đến chất lượng giáo dục, còn một số trường hợp bỏ học sau khi được cử đi bồi dưỡng; quan, đơn vị chưa kịp thời chấn chỉnh, đồng thời chưa xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Việc mở rộng triển khai thực hiện công tác truyền nghề để giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn còn hạn chế.

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại một số đơn vị đôi lúc còn hạn chế. Công tác đào tạo nghề, truyền nghề thời gian ngắn hạn chất lượng chưa cao, chỉ đáp ứng đối với ngành nghề nông thôn và doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Công tác tuyên truyền chủ trương chính sách đào tạo tay nghề cao chưa thu hút nên chưa làm thay đổi nhận thức của người lao động về đào tạo nguồn nhân lực này. Cơ chế thu hút các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư đào tạo nghề của tỉnh chưa đủ mạnh.

Chính sách tiền lương của người lao động qua đào tạo tay nghề chưa đủ mức tạo động lực để khuyến khích cho lao động tham gia học nghề.

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Các quan, đơn vị từng lúc còn thiếu quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, viên chức; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chưa đồng bộ với quy hoạch và sử dụng, chưa có giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sau đào tạo.

Một bộ phận công chức, viên chức chưa xem việc học tập nâng cao kiến thức nhiệm vụ để nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ; còn trường hợp trông chờ Nhà nước chi trả chi phí mới tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

Các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức phát triển toàn diện chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; một số doanh nghiệp, nhân còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về tỉnh chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất lĩnh vực chuyên môn sâu như y tế, khoa học công nghệ.

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp trọng tâm sau:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, quan, tổ chức, doanh nghiệp cán bộ, đảng viên về công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới công tác quản đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế

Xây dựng chế, chính sách khuyến khích huy động hội hóa trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực./.

Minh Hải


Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 385
  • Trong tuần: 1 909
  • Tất cả: 4408405