SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 01/11/2012 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI)
Lượt xem: 3311

Qua 10 năm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 20-NQ/TW, Chương trình hành động số 28-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 20, Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết, Quyết định số 1122/QD0-UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 28-CTr/TU, Sở Khoa học và Công nghệ đạt một số kết quả nổi bật như sau:

- Về đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế: Đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng GRDP của tỉnh Trà Vinh được đo bằng chỉ số TFP bình quân giai đoạn 2011-2014 là 19,4% (số liệu được Viện Năng suất Việt Nam tính năm 2014); giai đoạn 2015-2020 là 47,73%, cao hơn bình quân cả nước giai đoạn 2015-2020 là 3,23% (cả nước 44,50%) (số liệu được Viện Năng suất Việt Nam tính năm 2020).

- Tăng cường nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh:

Tập trung vào 22 đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm tạo luận cứ khoa học trong việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát huy truyền thống cách mạng, lịch sử của địa phương, bảo vệ quốc phòng an ninh.

- Ưu tiên phát triển một số công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ liên ngành:

+ Các đề tài lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ chủ yếu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của các ngành, các cấp như: Nghiên cứu ứng dụng kết hợp công nghệ xúc tác quang và hoạt hóa điện hóa để tăng cường chống nhiễm khuẩn ở các bệnh viện tỉnh Trà Vinh. Kết quả đã chế tạo thành công 04 thiết bị làm sạch không khí bằng công nghệ xúc tác quang có công suất từ 100 m3/h đến 500 m3/h và 02 hệ thống bàn rửa và khử trùng sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh và Bệnh viện Sản - Nhi Trà Vinh. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thực tế của các đoàn thể giai đoạn 2015 - 2020. Kết quả đã xây dựng Phần mềm quản lý đoàn viên, hội viên được ứng dụng tại Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban dân vận 09 huyện, thị xã, thành phố và 106 Khối Dân vận xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giúp đơn vị quản lý đoàn viên, hội viên khắc phục tình trạng trùng lắp số liệu đoàn viên, hội viên các đoàn thể, hội quần chúng.

+ Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Triển khai một số đề tài như “Chế tạo máy tách vỏ trái dừa tại tỉnh Trà Vinh phục vụ sản xuất tơ xơ dừa” nhằm chế tạo máy tách vỏ trái dừa có công suất 500 - 700 trái/giờ đạt yêu cầu vỏ dừa sau tách có đủ chất lượng để tiếp tục phục vụ sản xuất tơ xơ dừa tại tỉnh; đề tài “Thiết kế chế tạo thiết bị xác định tỉ lệ sáp trong trái dừa” xác định tỷ lệ sáp của trái dừa sáp với độ chính xác phân biệt dừa có sáp hoặc không sáp  ≥ 95% và phân biệt dừa có sáp ít hoặc sáp nhiều ≥ 80%.

+ Nghiên cứu phát triển một số mô hình, giải pháp bảo vệ môi trường: triển khai đề tài “Điều tra, đánh giá lưu lượng dòng chảy tuyến sông Cổ Chiên và sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh”, đánh giá hiện trạng bồi, xói, sạt lở trên sông Cổ Chiên và sông Hậu tỉnh Trà Vinh, dự báo diễn biến dòng chảy, chất lượng nước trên sông để lập kế hoạch sử dụng nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, đề xuất quy hoạch các công trình bảo vệ bờ và các công trình phục vụ phát triển hàng hải. Đề tài “Nghiên cứu thúc đẩy phát triển kinh tế xanh tỉnh Trà Vinh” đề xuất các mục tiêu, định hướng, giải pháp phù hợp thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và lộ trình thực hiện các nhóm giải pháp.

- Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển KH&CN trong các ngành, lĩnh vực:

+ Lĩnh vực nông nghiệp: giai đoạn 2012-2021, có 64 đề tài, dự án đã triển khai thực hiện, trong đó có 49 đề tài ứng dụng công nghệ sinh học, cụ thể:

▪ Trong trồng trọt: công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong việc tuyển chọn, phục tráng, lai tạo, nhân nhanh các giống cây trồng như giống cây ăn trái (thanh long ruột đỏ), giống cây màu (đậu phộng, dưa hấu, bí đỏ, bắp nếp, khoai môn, măng tây, đậu nành,...) giống lúa mùa Nàng Quớt đỏ, đậu phộng, quýt đường, cam sành không hạt, dừa sáp, đinh lăng, các giống xoài, các giống mía mới, các loài hoa,… tạo nguồn giống năng suất chất lượng cao, sạch bệnh phục vụ cho sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình.

▪ Trong chăn nuôi: thực hiện chọn lọc, lai tạo các giống gia súc đã cải tạo và nâng cao 95% tầm vóc đàn bò vàng địa phương từ các giống bò Sind, Zebu, Brahman, Charolais, Red Sindhi (bê lai sinh ra có giá trị tăng thêm khoảng 50% so với bê địa phương); giống dê lai (Boer x Bách Thảo). Ứng dụng công nghệ phối giống tinh bò bằng tinh phân biệt giới tính đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

▪ Về giống thủy sản: Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các Viện, Trường tập trung ưu tiên nghiên cứu sản xuất các giống thuỷ sản chất lượng cao như: sản xuất nhân tạo giống tôm sú chất lượng cao, ứng dụng công nghệ vi phẫu sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực, cua biển, tôm đất, lươn đồng,… xây dựng quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ và sản xuất giống cá lóc, giống cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP. Từ đó giúp chủ động được nguồn giống nuôi tại chỗ, cung cấp giống sạch bệnh đạt chất lượng và giảm chi phí sản xuất, tránh rủi ro thiệt hại cho người nuôi, góp phần tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh từ 76.720 tấn (năm 2010) lên 151.442 tấn (năm 2021), trung bình tăng khoảng 6.790 tấn/năm.

+ Lĩnh vực y tế: Triển khai thực hiện 09 đề tài, một số đề tài điển hình như: Khảo sát thành phần sinh học của cây Nở ngày đất và cây Đại bi trong hỗ trợ điều trị bệnh Gout; Khảo sát khả năng ức chế tế bào ung thư gan của cao chiết từ một số cây dược liệu (cây Bạch hoa xà thiệt thảo, lá Đu đủ, cây Con khỉ, Bán chi liên). Khảo sát khả năng thích nghi, xây dựng quy trình trồng và thu nhận cao chiết cây Ngải trắng (xác định được một số chỉ tiêu hoạt tính sinh học của cao chiết cây Ngải trắng ức chế tế bào ung thư đối với dòng tế bào ung thư vú MCF-7 và dòng tế bào ung thư gan HepG2; hoàn thiện được quy trình tạo viên nén chứa cao chiết cây Ngải trắng với tỉ lệ 450mg chứa 175 cao mềm,…

- Khoa học và Công nghệ năng lượng: Triển khai đề tài “Nghiên cứu ứng dụng thiết bị tiết kiệm điện năng điều khiển từ xa cho một số tuyến đèn đường thành phố Trà Vinh”, kết quả đã lắp đặt ứng dụng thiết bị tự động điều khiển quang thông công suất tối đa là 48 KVA giúp tiết kiệm từ 25 - 40% điện năng tại một số tuyến đèn đường thuộc thành phố Trà Vinh, từ đó góp phần tiết kiệm năng lượng cho tỉnh.

- Trong nghiên cứu phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên:

Triển khai thực hiện 13 đề tài theo các hướng điều tra cơ bản về tài nguyên vùng ven biển; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển; tăng cường khả năng chống chịu của các hệ sinh thái biển trước tác động của biến đổi khí hậu.

- Kết quả thực hiện các hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước:

+ Về sở hữu trí tuệ:

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ 194 nhãn hiệu (trong đó: 01 nhãn hiệu quốc tế, 01 nhãn hiệu chứng nhận Dừa sáp Cầu Kè, 40 nhãn hiệu tập thể, 152 nhãn hiệu độc quyền), 04 sáng chế, 02 kiểu dáng công nghiệp.

 Số lượng các sáng chế được bảo hộ trong và ngoài nước: 07 sáng chế, 01 giải pháp hữu ích.

 ▪ Đang triển khai thực hiện 03 đề án, dự án: (1) Đề án “Xây dựng bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm lúa, gạo hữu cơ huyện Châu Thành”; (2) Dự án bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Trà Vinh” cho sản phẩm tôm; (3) Đề án đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho sản phẩm dừa sáp.

 + Kết quả thực hiện công tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:

Tổ chức tham gia Chợ công nghệ - Thiết bị và Ngày Hội khởi nghiệp sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 tại thành phố Cần Thơ (Techmart-Techfest Mekong 2019), kết quả: Tập đoàn Mỹ Lan trưng bày 02 gian hàng giới thiệu sản phẩm gồm: Phân bón thông minh, khóa thông minh, máy bơm thông minh,… 03 nhóm khởi nghiệp trưng bày 03 gian hàng giới thiệu sản phẩm gồm: Chế phẩm sinh học chứa nano kẽm, Hệ thống điều khiển và giám sát tự động quạt nước hồ tôm, lan tỏa mầm xanh (nuôi cấy mô). Bên cạnh đó, còn có Dự án: “Hệ thống điều khiển và giám sát tự động quạt nước hồ tôm của nhóm tác giả: Trần Phước Đạt, Huỳnh Lê Phương Trinh, Mai Minh Điền, Nguyễn Khánh Duy, Nguyễn Hoài Phong, Lưu Ngọc Trân, đạt Giải Ba cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổ chức 02 Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết quả: năm 2020 có 09 ý tưởng đạt giải; năm 2021 có 07 ý tưởng đạt giải.

+ Về an toàn bức xạ và hạt nhân:

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 42 cơ sở sử dụng nguồn bức xạ, trong đó có 40 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực X-quang y tế, với khoảng 60 thiết bị X-quang được vận hành bởi hơn 50 nhân viên bức xạ và 02 cơ sở sử dụng nguồn bức xạ trong công nghiệp; việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ được thực hiện theo đúng quy định. Nhìn chung, khi Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn thực hiện ngày càng hoàn thiện và đi vào cuộc sống thì công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng đã và đang tiến thêm những bước tiến mới vững chắc và hiệu quả hơn, cơ bản tất cả các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế trên địa bàn tỉnh đều chấp hành việc đảm bảo an toàn bức xạ khi tiến hành công việc bức xạ, có xây dựng kế hoạch ứng phó bức xạ cấp cơ sở, có sổ nhật ký vận hành thiết bị. Tất cả nhân viên bức xạ đều được các cơ sở đưa đào tạo các khóa cơ bản về an toàn bức xạ do các đơn vị dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ thực hiện và cấp chứng chỉ, được trang bị áo chì và liều kế cá nhân đầy đủ, việc đọc liều kế cá nhân được thực hiện định kỳ 03 tháng 1 lần.

+ Kết quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

 ▪ Thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ; và Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030), kết quả đạt được cụ thể như sau:

• Giai đoạn 2011-2020, hỗ trợ 17 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng 5S.

  Giai đoạn 2021-2025, hỗ trợ xây dựng, áp dụng và chứng nhận 17 hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, 13 công cụ cải tiến năng suất và chất lượng. Xây dựng 01 Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), VietGAP, thực hành nông nghiệp hữu cơ”. Xây dựng thí điểm 01 nhiệm vụ khoa học như: chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (HACCP). Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP, VietGAP), môi trường, sức khỏe nghề nghiệp… phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

Về Giải thưởng chất lượng quốc gia: hỗ trợ 05 lượt doanh nghiệp tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia, kết quả cả 05 lượt doanh nghiệp đều đạt giải, trong đó có 01 Giải vàng năm 2017 (Công ty CP Trà Bắc), và 04 lượt Giải bạc (Công ty CP Dược phẩm TV Pharm (Giải Bạc năm 2012), Công ty CP Trà Bắc Giải Bạc năm 2016), Công ty Mỹ Lan (Giải Bạc năm 2013, Giải Bạc năm 2017). Việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Giải thưởng chất lượng quốc gia đã góp phần tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao vị thế các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh và hội nhập trên thị trường trong nước và quốc tế.

Về xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương: tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 05 Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, gồm: (1) QCKTĐP: Khai thác thủy sản bằng nghề Rập xếp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh,  (2) QCKTĐP: Khai thác thủy sản bằng nghề Lưới Đáy hàng khơi, (3) QCKTĐP: Khai thác Nghêu và Sò huyết giống tự nhiên, (4) QCKTĐP: Khai thác ruốc tự nhiên, (5) QCKTĐP: Quy trình sản xuất và sản phẩm rượu Xuân Thạnh. Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ đang tham mưu UBND tỉnh tiến hành các thủ tục ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

  Hoạt động triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 vào các cơ quan hành chính nhà nước: Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 165 cơ quan đơn vị hành chính nhà nước các cấp xây dựng và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 (trong đó 100% Sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai áp dụng ISO).

Về công tác kiểm tra lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tổ chức kiểm tra 884 cơ sở sản xuất, kinh doanh và các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường trên địa bàn tỉnh (vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, nón bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, vàng trang sức, mỹ nghệ,...) chuyển cơ quan có chức năng xử lý 56 cơ sở vi phạm về đo lường và chất lượng theo quy định.

  Hoạt động Thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT): Xuất bản 22 số Thông tin TBT Trà Vinh (200 quyển/số); cập nhật các tin cảnh báo phổ biến đến các doanh nghiệp có liên quan.

+ Kết quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra KH&CN:

Triển khai 77 cuộc thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ tại 762 cơ sở; phát hiện 180 cơ sở vi phạm; đã xử lý vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

 + Về thông tin và thống kê KH&CN:

Xuất bản: 34 Kỳ Tạp chí Khoa học công nghệ; 06 Kỷ yếu “Kết quả các nhiệm vụ KH&CN”; 46 ấn phẩm Thông tin khoa học công nghệ; 07 Sổ tay KH&CN.

Thực hiện 116 chuyên mục Khoa học và Công nghệ phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh.

Công tác thống kê: Triển khai 10 cuộc Điều tra thống kê ngành KH&CN trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Phối hợp Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thực hiện 13 cuộc điều tra thống kê theo chỉ tiêu ngành KH&CN.

- Phát triển thị trường KH&CN: Năm 2016, có 01 doanh nghiệp được cấp Giấy Chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (Công ty Cổ phần Trà Bắc); thẩm dịnh công nghệ 04 dự án. Xây dựng Đề án hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ thiết bị và phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021-2025.

Trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp để phát triển khoa học và công nghệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà cụ thể như sau:

- Mục tiêu: Tăng cường hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo, ứng dụng nhanh các thành tựu của cuộc cách mạng lần thứ 4. Phát huy tối đa nguồn nhân lực KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà nhanh và bền vững là tỉnh phát triển nhóm đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2030.

- Phương hướng: Tiếp tục phát huy, kế thừa những kết quả thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW trong thời gian qua. Đồng thời phát triển những nội dung, quan điểm mới về KH&CN theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI.

- Nhiệm vụ: Đột phá về nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững:

+ Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức cơ chế quản lý:

 Thực hiện cơ chế tuyển chọn chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo hướng mở rộng có sự tham gia của cá nhân, tổ chức bảo đảm dân chủ, cạnh tranh, khách quan, công khai và bình đẳng trong việc tuyển chọn; đổi mới căn bản công tác đánh giá KH&CN, lấy chất lượng và hiệu quả làm tiêu chuẩn, bảo đảm sự tương hợp với chuẩn mực quốc gia, nhằm đưa kết quả nghiên cứu vào phục vụ sản xuất và đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

 Thực hiện cơ chế đầu tư theo hướng liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ KH&CN, triển khai thực hiện, đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn như: quy hoạch sản xuất, thu hoạch sản phẩm, sơ chế bảo quản, chế biến, đóng gói, tiêu thụ.

 Cải tiến cơ chế tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN: nghiên cứu áp dụng cơ chế khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án KH&CN; cải tiến thủ tục thanh quyết toán tài chính theo hướng đơn giản hóa nhưng đảm bảo quản lý chặt chẽ sản phẩm đầu ra.

+ Định hướng nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN chủ yếu, đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng của nhà nước đối với nhiệm vụ KH&CN:

 Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Nghiên cứu cung cấp cơ sở luận cứ khoa học về chủ trương, chính sách để thực hiện tái cơ cấu kinh tế tỉnh nhà.

 Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 07/6/2021 triển khai thực hiện Chương trình số 14-CTr/TU ngày 26/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2020 - 2025. Chú trọng ứng dụng có hiệu quả các kết quả từ các nhiệm vụ đã được nghiên cứu, ưu tiên các nhiệm vụ có sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,…

 Phối hợp với các Sở, ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 20/01/2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trọng tâm là thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ chiến lược (trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học,…), ưu tiên một số ngành có mức độ sẵn sàng cao như công nghệ thông tin, an ninh mạng, công nghiệp chế tạo thông minh, tài chính - ngân hàng, thương mại điện tử, nông nghiệp số, du lịch số, công nghiệp văn hóa số,….

 Triển khai thực hiện Chương trình chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng trên địa bàn tỉnh phù hợp, đồng bộ với các chính sách, kế hoạch về giống của Trung ương, địa phương. Chương trình hướng đến chọn tạo và phát triển toàn diện về giống (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản). Phát triển các giống tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương…

 + Hỗ trợ, khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp tạo sản phẩm chủ lực của tỉnh.

 - Giải pháp:

+ Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động KH&CN, các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp,  đưa nội dung hoạt động KH&CN vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị.

+ Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm có hàm lượng cao. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin giúp người dân nâng cao hiểu biết về tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới.

+ Thực hiện chính sách khen thưởng và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia những cuộc thi sáng tạo KH&CN.

+ Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.

+ Liên kết doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học với nhà nông trong việc lai tạo giống và đưa vào sản xuất các giống mới có giá trị kinh tế cao; áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến để góp phần tăng giá trị nông sản./.

                                                                          Thi Lan

                                                   Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ


Thống kê truy cập
  • Đang online: 16
  • Hôm nay: 108
  • Trong tuần: 18 148
  • Tất cả: 4387734