Nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng phát triển của Hàu Thái Bình Dương và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tại vùng cửa sông tỉnh Trà Vinh” ​
Lượt xem: 2397
1. Sự cần thiết phải thực hiện đề tài Thực tế trên địa bàn tỉnh nghề nuôi hàu thương phẩm đã có lịch sử phát triển lâu đời nhưng mô hình nuôi tự phát, giống hàu thu từ tự nhiên có chất lượng không ổn định, tốc độ sinh trưởng chậm, thu hoạch không đồng bộ, kích thước hàu nhỏ, sản lượng và chất lượng không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu trong khi thị trường trong nước nhỏ không tiêu thụ hết sản phẩm được sản xuất ra. Vì vậy cần thay đổi thói quen nuôi hàu truyền thống của người dân hướng mục tiêu đưa sản phẩm đến thị trường xuất khẩu. 

Ảnh: Hội đồng đánh giá đề tài

Hàu Thái Bình Dương là động vật nhuyễn thể có kích thước, khối lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, nhu cầu thị trường trong và ngooài nước rất lớn, thịt hàu tươi là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất kẽm, chất béo thấp, giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường sinh lực cho nam giới, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Hàu có vỏ mỏng, ruột nhiều, vị đậm đà, không có mùi tanh, đa dạng trong chế biến và có giá trị lớn trong y dược.

Từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng phát triển của Hàu Thái Bình Dương và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tại vùng cửa sông tỉnh Trà Vinh” là hết sức cần thiết để tháo gở khó khăn của nghề nuôi hàu góp phần phát triển kinh tế tại tỉnh Trà Vinh.

2. Nội dung nghiên cứu của đề tài

Với mục tiêu nuôi thực nghiệm ở quy mô nhỏ để đánh giá khả năng thích nghi và phát triển của hàu; phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên để xác định vùng nuôi thích hợp tại Trà Vinh. Đề tài “Đánh giá khả năng phát triển của Hàu Thái Bình Dương và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tại vùng cửa sông tỉnh Trà Vinh” do Trường Đại học Nha Trang chủ trì thực hiện, ThS Trần Văn Phước làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh thông qua ngày 21/5/2021, thời gian thực hiện đề tài là 24 tháng với kinh phí 1.478.570.000 đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách nhà nước 1.039.610.000 đồng; kinh phí từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước là 438.960.000 đồng. Nội dung nghiên cứu được đặt ra cụ thể:

Nội dung 1. Nghiên cứu khả năng thích nghi của hàu Thái Bình Dương nuôi ở vùng cửa sông tỉnh Trà Vinh

Nội dung 2. Xây dựng mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm tại vùng của sông tỉnh Trà Vinh.

Nội dung 3. Đào tạo, hội thảo và tập huấn

3. Sản phẩm khoa học và công nghệ chính của đề tài

Dự kiến sản phẩm chính của đề tài như sau:

- Báo cáo về khảo sát các trạm nghiên cứu (môi trường và nuôi hàu);

- Báo cáo về đặc điểm môi trường vùng cửa sông;

- Báo cáo kết quả nuôi thử nghiệm hàu Thái Bình Dương vùng cửa sông;

- Quy trình nuôi hàu Thái Bình Dương (sơ bộ);

- Báo cáo kết quả mô hình nuôi hàu vùng cửa sông;

- Báo cáo đánh giá hiệu quả mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương vùng cửa sông;

- Quy trình nuôi hàu Thái Bình Dương vùng cửa sông;

- Bộ tài liệu tập huấn nuôi hàu thương phầm vùng cửa sông;

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.

4. Hiệu quả của đề tài

Kết quả của nghiên cứu cung cấp dữ liệu môi trường tự nhiên vùng cửa sông tỉnh Trà Vinh làm cơ sở khoa học cho quản lý môi trường nước, quy hoạch nuôi trồng thủy sản vùng cửa sông. Cung cấp cơ sở khoa học nhằm đánh giá khải năng thích nghi và phát triển của hàu Thái Bình Dương tại vùng cửa sông. Góp phần hooàn thiện quy trình công nghệ nuôi hàu Thái Bình Dương tại vùng cửa sông mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương.

 

Thu Trang – phòng QLKH


Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 86
  • Trong tuần: 1 842
  • Tất cả: 4408699