NGHIÊN CỨU THỦY PHÂN PHỤ PHẨM CHẾ BIẾN CÁ LÀM PHÂN BÓN LÁ SINH HỌC CHO CÂY RAU ĂN LÁ VÀ CÂY LÚA
Lượt xem: 1914
Phụ phẩm của quá trình chế biến cá basa vùng đồng bằng song Cửu Long, trong đó có dịch máu và nhớt cá, là nguồn gây ô nhiễm môi trường, đã được nghiên cứu thủy phân để làm phân cho cây rau.  Kết quả nghiên cứu cho thấy enzyme protease – Alcalase sau thời gian 12 giờ cho hiệu quả thủy phân tốt nhất, với tỷ lệ N formol/ N tổng đạt 90,2%. Nồng độ enzyme Alcalase là thích hợp là 0,1% (w/w), nhiệt độ tối ưu cho quá trình thủy phân đối với enzyme Alcalase là 600C. Đồng thời pH = 8 là độ tối ưu cho enzyme thủy phân. Đánh giá hiệu quả phân bón chế từ dịch thủy phân máu và nhớt cá tên cây rau cải xanh và cây lúa, cho thấy năng suất rau tăng từ 20%-30% khi được phun dịch thủy phân máu và nhớt cá basa, tăng 49,5% - 58,4% khi được phun dịch thủy phân máu và nhớt cá basa có thêm phân vô cơ (NPK=3:1:2) và thêm a xit mim (4% fulvic và humic). Kết quả thu được tương tự trên cây lúa, năng suất láu đạt 7,21 -7,24 tấn/ha, bội thu năng suất 3,17-3,24 tấn/ha và hiệu quả kinh tế đạt trên 20 triệu đồng/ha.

Ngành thủy sản Việt Nam đang phát triển không ngừng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Năm 2017, xuất khẩu thủy sản đã đạt trên 8,3 tỷ USD. Năm 2018, thủy sản cán đích xuất khẩu 9 tỷ USD, tăng 8,4 % so với năm 2017. Trong đó, hầu hết các nhóm sản phẩm đều tăng so với năm 2017. Trong đó, cá tr là đối tượng cho sản lượng lớn nhất. Năm 2016, diện tích nuôi cá tra của cả nước đạt 5.000 ha, sản lượng 1,2 triệu lần, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD. Năm 2018, xuất khẩu cá tra đạt 2,26 tỷ USD, tăng 26,4 % so với năm 2017.

Trong quá trình chế biến cá tra xuất khẩu, phụ phẩm từ các nhà máy thải ra là vấn đề đáng quan tâm vì gây ô nhiễm môi trường. Phụ phẩm chế biến cá gồm đầu, xương cá, mỡ, thịt dăm, máu và nhớt cá…..Trong đó, lượng lớn mấu và nhớt cá tra thải ran gay khâu đầu của dây chuyền cần được xử lý. Còn các phụ phẩm khác có thể được chế biến làm thức ăn gia súc hay lấy dầu.

Trong máu và nhớt cá, protein là thành phần chủ yếu trong chất khô huyết tương với 3 loại albumin, globulin và figbrinogen (Nguyễn Đức Lượng ctv, 2012).

Cho đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về thủy phân phụ phẩm chế biến thủy sản (Trần Thị Luyến ctv 2012) đã sử dụng Alcalac và Flavourzyme, xử lý đầu tôm để thu Carotenoid; Phạm Đình Dũng và ctv (2013) thủy phân đầu và ruột cá bằng enzyme Acalase làm phân bón cho một số loại rau trong nhà màng, đã đưa ra các thông số pH=8, nhiệt độ 65oC là phù hợp; Trần Thanh Dũng (2013) đã nghiên cứu thủy phân phụ phẩm cá tra bằng vi khuẩn Bacillus subtilis làm phân bón cho cây hẹ. Trần Thanh Nhãn và ctv (2009), Trần Thanh Trúc (2014) cũng đã nghiên cứu sử dụng enzyme thủy phân protein các phụ phẩm cá và đầu tôm, đưa ra kết quả pH=7.05 và nồng độ enzyme 1,5% cho hiệu suất thủy phân cao.

Ở nước ngoài cũng có nhiều tác giả nghiên cứu thủy phân protein từ cá bằng enzyme, như Ghaly AE (2013), F Gúcrard và ctv (2001). Các tác giả cho biết, hiệu suất thủy ngân tăng khi tăng thời gian xử lý từ 1 đến 4 giờ.

Trần Văn Út Tám


Thống kê truy cập
  • Đang online: 34
  • Hôm nay: 235
  • Trong tuần: 18 275
  • Tất cả: 4387861