THẢO LUẬN DỰ ÁN LUẬT ĐIỆN ẢNH (SỬA ĐỔI) VÀ LUẬT THI ĐUA KHEN THƯỞNG (SỬA ĐỔI)
Tiếp tục Chương trình của Kỳ họp thứ 2, sáng ngày 23/10/2021, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiến hành thảo luận Tổ đối với dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), buổi thảo luận Tổ do đồng chí Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì. Tham dự buổi thảo luận, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh có 05/06 đại biểu Quốc hội tham gia (01 ĐBQH tham gia thảo luận tại Hội trường Diên Hồng và 04 đại biểu tham gia thảo luận tại điểm cầu địa phương). Tại buổi thảo luận, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có 04 lượt ĐBQH tham gia phát biểu ý kiến đối với các dự án Luật. Qua đó, phần lớn các đại biểu cơ bản thống thất về sự cần thiết sửa đổi Luật Điện ảnh, Luật Thi đua, khen thưởng, tuy nhiên các đại biểu trong Đoàn đã tham gia đóng góp đối với hai dự thảo luật để chặt chẽ hơn, cụ thể: Đại biểu Quốc hội Bế Trung Anh, góp ý đối với Luật Thi đua, khen thưởng đề nghị Luật phải phân tách thi đua ở các cấp, lãnh đạo thi đua với lãnh đạo, nhân viên với nhân viên; đồng thời đề nghị bỏ cấp lao động tiên tiến vì số lượng quá nhiều và hầu như ai cũng được; đồng thời bỏ tính liên tục của các khen thưởng “chiến sĩ thi đua” vì dễ gây ra tiêu cực. Đối với Luật Điện ảnh (sửa đổi), đại biểu cho rằng đã có nhiều nội dung phù hợp với bối cảnh hiện tại, tuy nhiên vẫn chưa thoát khỏi Luật Điện ảnh hiện hành, có quá nhiều nội dung hỗ trợ cho các tác phẩm điện ảnh (phim nhựa), thiếu những điều luật hỗ trợ và phát triển cho các thể loại khác trong hệ sinh thái điện ảnh; đồng thời, Luật chưa làm bật được mục tiêu và sứ mệnh của ngành công nghiệp điện ảnh; chưa rõ trong thời gian tới, chiến lược của điện ảnh là gì; các quy định về kiểm duyệt, phân loại, ngăn chặn, đại biểu đề nghị loại bỏ khỏi Luật này, vì trên thực tế với công nghệ hiện tại (4.0), chúng ta không thực hiện được nội dung trên không gian mạng.   

Ảnh ĐBQH Ngô Chí Cường phát biểu thảo luận

Bày tỏ ý kiến đối với dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đại biểu Ngô Chí Cường đề nghị cần bổ sung thẩm quyền công nhận sáng kiến chiến sĩ thi đua cơ sở và đồng tình với việc bãi bỏ quy định “có mô hình, nhân tố mới” để xét tiêu chí khen thưởng cho hợp lý. 

Ảnh ĐBQH Trần Quốc Tuấn phát biểu thảo luận

Tham gia buổi thảo luận, đối với Luật Thi đua, khen thưởng, Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng thi đua, khen thưởng là vấn đề quan trọng, góp phần tạo động lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng Luật chưa bao quát, chưa kịp thời, chưa nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đúng đầu; đối với các hành vi bị nghiêm cấm, đề nghị Luật cần điều chỉnh đến đối tượng được khen thưởng, nếu vi phạm pháp luật trong khoảng thời gian đã được xét công nhận thành tích thì phải thu hồi hình thức khen thưởng đó; bổ sung quy định hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan, cá nhân trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho tập thể, cá nhân được khen thưởng trong thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng. Đồng thời, bổ sung từ "xứng đáng" vào điểm a khỏan 2 Điều 6, nhằm nhấn mạnh thành tích tiêu biểu đạt được cho người được khen thưởng,…

Ảnh ĐBQH Thạch Phước Bình phát biểu thảo luận

Đồng thời, đại biểu Thạch Phước Bình đồng tình với quan điểm của đại biểu Trần Quốc Tuấn đối với dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) về bổ sung hành vi bị nghiêm cấm, bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì quan tâm, xem xét đến mục tiêu của khen thưởng vì dự thảo luật quy định chưa rõ; khen thưởng phải đúng người, đúng việc và quan tâm xem xét đến các quy định về tiêu chí các danh hiệu thi đua, danh hiệu gia đình tiêu biểu, xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng, đối với Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang, Đại biểu thống nhất chưa quy định trong dự án Luật Thi đua, khen thưởng lần này, vì khó thực hiện (khoảng 400.000 thanh viên xung phong, nhưng hồ sơ để đối chứng, xác nhận không còn đầy đủ). Đối với Danh hiệu “Gia đình tiêu biểu”, đại biểu băn khoăn quy định như thế nào là "gia đình tiêu biểu", cần nghiên cứu thêm, có cách tiếp cận, nếu chưa xác định tiêu chí rõ ràng thì chưa đưa vào Luật.
Đối với Luật Điện ảnh (sửa đổi), đại biểu đề nghị khái niệm rõ về phim Việt Nam, các hành vi bị cấm, quảng cáo về phim và quảng cáo trong phim, quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh; đồng thời, đề nghị bổ sung một số quy định trong nguyên tắc hoạt động điện ảnh, quản lý nhà nước đối với điện ảnh, phổ biến phim trên không gian mạng,…

Tin: T. Loan; Ảnh: H. Phúc

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 10
  • Trong tuần: 1 548
  • Tất cả: 3084648