THẢO LUẬN CÁC BÁO CÁO CÔNG TÁC CỦA CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO; CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT; CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN; CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2021
Tiếp tục Chương trình của Kỳ họp thứ 2, sáng ngày 24/10/2021, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến đối với báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 và dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến, phiên thảo luận do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành.

Ảnh ĐBQH Thạch Phước Bình phát biểu thảo luận

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận về công tác thi hành án năm 2021, đại biểu Thạch Phước Bình nhận định, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định trong pháp luật về tố tụng hình sự, do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm đảm bảo thi hành phần dân sự trong bản án hình sự. Tuy nhiên, từ thực tiễn tố tụng và thi hành các đại án trong thời gian qua cho thấy pháp luật về kê biên tài sản, đảm bảo thi hành án đang bộc lộ sự bất cập, khiến cho việc thu hồi tài sản của nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, cần có giải pháp khắc phục.
Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định về đối tượng kê biên và phạm vị áp dụng, chỉ được thực hiện khi đối tượng bị khởi tố hoặc bị đưa ra xét xử, giai đoạn đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kể cả trong giai đoạn khởi tố vụ án nhưng chưa khởi tố bị can là được miễn trừ trách nhiệm, đây chính là kẽ hở của pháp luật, vô hình trung biến thành thời gian vàng để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản phạm tội mà có. Bên cạnh đó, việc pháp luật quy định chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc bồi thường thiệt hại, quy định này là rất trừu tượng, rất khó thực hiện.
Từ những khó khăn, vướng mắc trên, đại biểu đề nghị cần phải xem xét, hoàn thiện các quy định liên quan đến thu hồi tài sản thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội, không chờ đến khi khởi tố bị can hay phiên tòa diễn ra mà việc kê biên được vận dụng linh hoạt ở bất cứ giai đoạn nào và thẩm quyền áp dung biện pháp ngăn chặn có thể là cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định rõ hơn về trách nhiệm kê biên tài sản của cơ quan điều tra đối với bị can và hệ quả pháp lý đối với trường hợp người có thẩm quyền không áp dụng biện pháp kê biên dẫn đến người thi hành án tẩu tán tài sản, làm giảm hiệu quả thi hành án.

                                                                              Tin: T. Loan; Ảnh: H. Phúc

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 20
  • Hôm nay: 2577
  • Trong tuần: 25 047
  • Tất cả: 3057645