Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh họp thảo luận, đóng góp dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Ngày 19/6/2020, Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh tổ chức cuộc họp để thảo luận, đóng góp các dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Ông Sơn Tươi - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp; tham dự có các thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh; Trưởng các Ban Kinh tế - Ngân sách, Văn hóa – Xã hội, Pháp chế HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các đơn vị chịu sự giám sát gồm: Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Cầu Ngang và huyện Châu Thành; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh.

Quang cảnh cuộc họp

Tại cuộc họp, sau khi thông qua các dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; nhìn chung, các đại biểu dự họp cơ bản thống nhất với nội dung các dự thảo báo cáo giám sát và tham gia thảo luận, đóng góp, bổ sung một số nội dung cần làm rõ hơn về nguyên nhân của những hạn chế, kiến nghị của các đơn vị. 
Theo đó, trên cơ sở giám sát thực tế tại Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Cầu Ngang, huyện Châu Thành và giám sát qua báo cáo của Sở Giáo dục - Đào tạo; năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh có 442 cơ sở giáo dục, trong đó, có 121 trường Phổ thông, 01 trường Trung cấp Pali - Khmer, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức dạy tiếng Khmer và 134 chùa dạy bổ túc văn hóa chữ Khmer trong dịp hè; tổng số học sinh là 209.737 học sinh; trong đó có 72.106 học sinh dân tộc Khmer, chiếm 34,74%; 19.985 học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm 9,53%; 3.243  cán bộ, công chức, viên chức 
người dân tộc thiểu số chiếm 21,86%. Kịp thời chi trả các chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thuộc đối tượng hưởng lợi của các chính sách về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số: thực hiện Thông tư số 109/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục - Đào tạo: từ tháng 01/2019 đến tháng 4/2020, các trường phổ thông dân tộc nội trú đã chi trả cho 2.725 học sinh với tổng số tiền là 46.160.196.605đ; thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ: tổng số học sinh được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở, hỗ trợ gạo là 1.885 học sinh với tổng kinh phí là 1.550.280.493đ và 140.454kg gạo; thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ: số học sinh được miễn, giảm học phí là 23.941 học sinh với tổng số tiền là 5.966.431.992đ; số học sinh được hỗ trị chi phí học tập là 10.911 học sinh với tổng số tiền là 9.377.300.000đ; thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006, Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 và Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ: tổng số giáo viên được hưởng chính sách là 9.981 giáo viên với tổng kinh phí là 174.790.502.270đ.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn một số mặt hạn chế, khó khăn như: thực hiện chính sách theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ: tại Điều 10, Khoản 2 đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập phải có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo; có trường hợp cha mẹ đi làm ăn xa để con ở lại địa phương với nội, ngoại,... là hộ nghèo nhưng không được hưởng hỗ trợ chi phí học tập; việc tổ chức mở lớp học bán trú cho học sinh mầm non, mẫu giáo còn gặp khó khăn vì cơ sở vật chất không đảm bảo và chế độ cho giáo viên còn thấp nên không thu hút được giáo viên, cấp dưỡng; công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục tuy có quan tâm thực hiện nhưng hiệu quả mang lại chưa cao; công tác thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách từng lúc, từng nơi chưa thường xuyên.
Kết luận cuộc họp, Ông Sơn Tươi - Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu dự họp để xem xét bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo giám sát; đồng thời đề nghị các đơn vị chịu sự giám sát tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; quan tâm đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đáp ứng nhu cầu dạy và học theo chương trình giáo dục mới, nhất là ở các địa phương có đông học sinh là người dân tộc thiểu số; tiếp tục quan tâm thực hiện công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND ngày 22/3/2017 của HĐND tỉnh ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đối với cơ sở xã hội hóa hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và Nghị quyết số 81/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND; tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách để kịp thời phát hiện và xử lý khi có vi phạm xảy ra.

Hồng Lý

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 34
  • Hôm nay: 2223
  • Trong tuần: 26 490
  • Tất cả: 3059940