Những tấm gương điển hình người cao tuổi làm kinh tế giỏi ở huyện Cầu Kè
Trong những năm qua hưởng ứng phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” làm kinh tế giỏi, do các Hội người cao tuổi phát động đã thu hút nhiều hội viên người cao tuổi trên địa bàn huyện Cầu Kè tham gia, qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn đạt hiệu quả, cho thu nhập kinh tế cao, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên người cao tuổi. 

Ông Nguyễn Văn Giàu trồng nhãn Ido và nhãn Thạch Kiệt đã đem lại hiệu quả kinh tế

 

      Điển hình như ông Nguyễn Văn Giàu, ở ấp An Bình, xã Hòa Tân, qua tìm hiểu thì được biết: Trước đây khi lập gia đình thì 02 vợ chồng ông chỉ có nền nhà để ở, không có vốn liếng gì trong tay, từ khó khăn, vất vả đó bản thân ông luôn dốc hết sức mình để phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Qua thời gian làm ăn dành dụm, năm 1980 vợ, chồng ông đã tích lũy số tiền mua được 04 công đất tại địa phương để canh tác trồng lúa kết hợp luân phiên trồng các loại cây màu hàng năm để tăng thêm thu nhập kinh tế cho gia đình, từ đó đời sống kinh tế của gia đình dần dần được khôi phục, cải thiện và đến nay đã tích lũy vốn mua được 05 ha đất. Ông cho biết, thời gian đầu ông đầu tư trồng nhãn da bò, thu hoạch mỗi năm trên dưới 100 tấn trái, sau khi trừ các khoảng chi phí ông còn lợi nhuận trên dưới 400 triệu đồng và đến năm 2016 do nhãn da bò bị nhiễm bệnh chỗi rồng, đầu lân, mặc dù tốn kém rất nhiều chi phí chăm sóc và phòng trị bệnh, nhưng sản lượng trái từng vụ cứ giảm dần, lợi nhuận thấp, nên ông quyết định đốn hết diện tích nhãn da bò chuyển sang trồng hơn 2.000 gốc nhãn Ido và nhãn Thạch Kiệt trên cùng một diện tích, từ khi bắt đầu trồng và chăm sóc đến nay thì diện tích vườn nhãn của ông cũng đã cho thu hoạch được 03 vụ, đặc biệt vụ này gia đình ông mới thu hoạch xong được trên 30 tấn nhãn, với giá hiện tại bình quân là 12 ngàn đồng/kg, sau khi trừ các khoảng chi phí sản xuất đã cho thu nhập hơn 300 triệu đồng. Theo ông Giàu cho biết hiện tại là do cây nhãn còn nhỏ nên sản lượng thu hoạch trái chưa được nhiều, trong vài năm tới cây nhãn phát triển táng lớn sẽ cho sản lượng và thu nhập kinh tế sẽ cao hơn. Nói về nghị lực vươn lên thoát nghèo làm giàu của mình, ông Giàu nói:

   “Thì nói chung bước đầu kinh ết rất là eo hẹp, 02 vợ chông từ đôi bàn tay trắng, rồi 02 vợ chồng để gầy dựng tạo cuộc sống  đã giành dụm được số vốn để sang thêm lúc đầu thì sang thêm được vài ba công là do sự đứt tính nhảy bén của mình để làm kinh tế làm sao để cho tương lai sau này về già cho nên đến nay thì nói chung vợ gầy dựng được cuộc sống ổn định, tổng số đất đến nay được 50 công trồng nhãn, bản thân vừa làm vừa hướng dẫn cho con cháu noi gương nhiệt tình miệt mài để làm ăn phát triển về kinh tế để cho cuộc sống của mình để vươn lên ổn định”.

Mô hình trồng cam sành, dừa của ông Nguyễn Văn Thắng

 

     Còn ông Nguyễn Văn Thắng, ở ấp 3, xã Phong Thạnh là một trong những hội viên ngưởi cao tuổi sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của địa phương. Được gặp gỡ và tiếp xúc với ông thì được biết: trước đây kinh tế gia đình sống chủ yếu làm ruộng, với diện tích 1,7ha của gia đình những chẳng dư giả gì mấy, vào năm 2005 ông đã đi tìm hiểu học hỏi nhiều nơi ở các tỉnh lân cận về các mô hình làm ăn có hiệu quả kinh tế để về áp dụng tại mãnh đất của mình và thấy mô hình trồng cam sành khá hấp dẫn đem lại nguồn thu gấp nhiều lần so với trồng lúa, ông đã bàn với gia đình quyết định chuyển hết phần đất trồng lúa của mình để lên líp chuyển sang trồng trên 5.000 gốc cây cam sành vừa trồng vừa học hỏi kỹ thuật, đồng thời ông cũng được địa phương mời đi tham dự các lớp tấp huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sây bệnh trên cây có múi, nên từ đó ông đã áp dụng vào việc chăm sóc vườn cam mình đạt hiệu quả và ông thường xử lý cho cây cam ra trái vào mùa nghịch để có giá cả cao hơn so với mùa thuận, sản lượng hàng năm thu hoạch trên 100 tấn trái, với giá dao động từ 25-30 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất mỗi năm ông thu lợi nhận trên dưới 600 triệu đồng, sau thời gian 05 năm trồng thì cây cam cũng đã già cỗi cho thu nhập thấp nên gia đình ông quyết định đốn hết để chuyển sang trồng dừa và đến nay diện tích vườn dừa của gia đình đã cho thu hoạch khá ổn định, cứ bình quân hơn 01 tháng cho thu hoạch 1 đợt từ 300-400 chục dừa (mỗi chục 12 trái) đã đem lại nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình hàng chục triệu đồng. Ông Thắng cho biết thêm từ nguồn tích lũy trồng cam sành trước đây của gia đình ông cũng đã mua được thêm 03ha đất trồng lúa, với tổng thu nhập mỗi năm của gia đình từ vườn dừa và làm ruộng trên dưới 400 triệu đồng. Ngoài ra, hiện tại ông còn mướn thêm 2,4ha đất của người dân ở địa phương để tiếp tục đầu tư trồng cây cam sành kết hợp trồng cây ớt chỉ thiên và đu đủ để lấy ngắn nuôi dài, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập kinh tế gia đình. Ông Thắng nói:

    “Thì hồi trước giờ sống độc canh về cây lúa, thì sau này đi chổ này, chổ nọ thấy bà con ta làm mô hình cam này có hiệu quả, thì qua đó mình về mạnh dạn đầu tư vô trồng cây cam, thì tỉnh Trà Vinh mình cũng có tổ chức đi tham quan các mô hình của các tỉnh khác thì tôi thấy vậy chuyển từ lúa chuyển quan trồng cây cam, rùi sao đó tôi xuống dừa luôn. Mà bên cạnh đó ruộng mình cũng thủ mớ vốn để nuôi cây cam này, thì đất nhà tôi là 17 công đất đó tôi trồng cam hết, rồi qua đợt cam tôi đặt dừa thì hiện nay thu nhập cũng ổn định từ cây dừa, rồi mình thấy như vậy thì cây cam tôi đâu có bỏ được bắt buộc đi mướn trồng cam tiếp, thì cây cam lần này tôi tận dụng dữ lắm, bởi vì có cái đặt cây cam xuống thì thời gian cây chưa có phát triển lớn đâu thì mình xuống cây màu như đu đủ, ớt, dưa hấu cùng các loại đó mình đưa xuống để rút được phần vốn, thì mình trồng xen canh thì nguồn kinh tế rất là ổn định, thì lúc cây còn nhỏ mình bỏ thì nó phí, thì từ chổ đó tôi mướn hết đất này đúng 05 năm xong rồi tôi tiếp tục mướn đất khác thì quanh quẩn tiếp về cây cam này đây để có nguồn thu nhập cho gia đình”.

      Theo Ban đại diện Hội người cao tuổi huyện Cầu Kè cho biết: đến nay toàn huyện có trên 400 hội viên người cao tuổi sản xuất kinh doanh giỏi, với mức thu nhập hàng năm từ 300-700 triệu đồng. Mặc dù tuổi đã cao nhưng các cụ vẫn miệt mài lao động, hướng dẫn con, cháu tích cực tăng gia sản xuất, tăng thu nhập kinh tế cho gia đình. Để phong trào này tiếp tục được phát huy trong thời gian tới bà Kiên Thị Chữ, Trưởng Ban đại diện Hội người cao tuổi huyện Cầu Kè cho biết:

      “Để tiếp tục thực hiện phong trào tuổi cao gương, nhất là người cao tuổi tham gia sản xuất làm kinh tế giỏi thì trong thời gian tới Hội sẽ tiếp tục phối hợp với Mặt trận và các ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết về phát triển sản xuất đến giáp tay hội viên người cao tuổi của huyện. Thứ hai phối với các ngành tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho hội viên người cao tuổi áp dụng vào ản xuất đạt hiệu quả kinh tế, đồng thời tiếp tục phối hợp với Ngân hàng phát triển nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng chính sách hỗ trợ vốn cho hội viên người cao tuổi để phát triển sản xuất. Thứ ba về phía Ban đại diện huyện thường xuyên kiểm tra, theo dõi đánh giá kết quả các mô hình tập thể, cá nhân thực hiện đạt kinh tế cao để kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng mô hình”

      Có thể nói phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi ở huyện Cầu Kè thời gian qua đã phát huy được tinh thần, ý chí của người cao tuổi trong phát triển kinh tế để vươn lên làm giàu chính đáng trên thửa ruộng, mãnh vườn của mình. Qua đó, có thể khẳng định được vai trò và vị thế của các cụ trong đời sống xã hội với tinh thần “Tuổi cao gương sáng”, “cây cao bóng cả” trong gia đình và xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian tới./.

 

                                                                Bài, ảnh: Thân Ni

Bản đồ

















Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 12
  • Trong tuần: 2 487
  • Tất cả: 4226958
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU KÈ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Cầu Kè - Số 27 đường Trần Phú, Khóm 4, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3834027 - Fax: 0294.3834027
- Email: cauke@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Kè" khi phát hành lại thông tin từ website này
Designed by VNPT.