Cầu Kè qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”

         Trên cơ sở tiếp thu Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 28-CTr/TU, ngày 31/10/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị. Huyện Cầu Kè đã tập trung tổ chức triển khai trong lực lượng cán bộ lãnh đạo chủ chốt huyện, đồng thời chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với chi bộ, đảng bộ cơ sở và các ngành có có liên quan triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phù họp với thực tế ở cơ sở, cụ thể hóa nhiệm vụ công tác văn học, nghệ thuật vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, kết quả tổ chức được 1.921 cuộc, có 90.287 đại biểu dự, trong đó có 3.492/3.559 đảng viên dự (đạt tỷ lệ 98,11%), có 86.795 đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Nhìn chung, đa số cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Qua đó, từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp ủy và trong cả hệ thống chính trị phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình.

           Xác định văn hóa, văn học, nghệ thuật là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, từ năm 2008 đến nay huyện Cầu Kè đã tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị Chương trình hành động số 28 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy từ huyện đến cơ sở, từ đó đã góp phần từng bước đưa nghị quyết vào đời sống nhân dân, đến nay trên địa bàn huyện có 15 câu lạc bộ đờn ca tài tử, với gần 300 thành viên, thường xuyên tổ chức các hoạt động biểu diễn, giao lưu, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa nghệ thuật truyền thống được quan tâm bảo tồn và phát huy, thông qua việc hàng năm tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan đờn ca tài tử nghệ thuật quần chúng Kinh, Khmer và các phong trào văn nghệ do các địa phương, đơn vị phối hợp tổ chức,... Từ năm 2008 đến nay đã tổ chức 12 cuộc Liên hoan nghệ thuật quần chúng cấp huyện, 150 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng cấp cơ sở; Hàng năm, tổ chức từ 02 đến 03 chương trình biểu diễn giao lưu nghệ thuật giữa huyện với các đơn vị trong tỉnh, mang bản sắc văn hóa của từng vùng miền, dân tộc đến với nhân dân, góp phần nâng cao ý thức của nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

          Các thiết chế văn hóa không ngừng được đầu tư và phát triển về số lượng, chất lượng, nổi bật như công trình xây dựng nhà Văn hóa - Thể thao đa năng huyện có diện tích 800 m2 kinh phí gần 1 tỷ đồng; Trung tâm các hạng mục của Trung tâm Văn hóa - thể thao huyện tổng diện tích 7.800 m2, với 12 phòng chức năng, quảng trường, hồ bơi, trụ sở làm việc, với tổng kinh phí đều tư xây dựng trên 22 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 10/10 nhà văn hóa xã, kinh phí 56 tỷ đồng; đầu tư xây mới, sữa chữa, nâng cấp 65/67 nhà văn hóa - khu thể thao ấp, khóm với tổng kinh phí trên 4,5 tỷ đồng, tạo điều kiện cho nhân dân có điểm sinh hoạt tập trung, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao ở cơ sở. Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư xây dựng Khu tưởng niệm nữ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị út (xã Tam Ngãi) với tổng kinh phí thực hiện 35,787 tỷ đồng, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và phục vụ khách đến tham quan Khu tưởng niệm; Hệ thống thư viện được đầu tư từ huyện đến cơ sở, toàn huyện có 01 thư viện huyện, 10 thư viện xã, 675 tủ sách ấp, khóm, 22 chùa Khmer trong huyện đều có tủ sách phục vụ nội bộ.

  

Khu tưởng niệm AHLS Nguyễn Thị Út 

Di tích điểm tín ngưỡng người Hoa

Giải bóng chuyền dân tộc Khmer

Dàn nhạc ngũ âm dân tộc Khmer

 

 Các đội múa truyền thống của đồng bào khmer nhân các dịp lễ hội

 

Quảng trường Trung tâm văn hóa huyện Cầu Kè

      Bên cạnh đó huyện quan tâm đầu tư, bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử truyền thống trên địa bàn huyện như: Trùng tu Nghĩa trang Liệt sĩ huyện, xây dựng Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị út (ấp Ngọc Hồ, xã Tam Ngãi), di tích kiến trúc nghệ thuật xếp hạng cấp quốc gia điểm tín ngưỡng “Minh Đức Cung” (ấp Trà Kháo, xã Hòa Ân), di tích kiến trúc nghệ thuật xếp hạng cấp tỉnh “Nhà cổ Huỳnh Kỳ ” (thị trấn Cầu Kè), di tích lịch sử “Chùa Ô Mịch ” (ấp Ô Mịch xã Châu Điền); di tích lịch sử “Chùa Tà Ót” (ấp Xóm Lớn, xã Châu Điền), di tích lịch sử “Thanh Long Tràng Võ” (ấp Ngãi Nhì, xã Tam Ngãi), di tích lịch sử “Miếu bà Chúa Xứ Tân Qui” (ấp Tân Qui I, xã An Phú Tân). Ngoài ra, đã biên soạn và xuất bản tập lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Cầu Kè giai đoạn (1930 – 19751976- 2015); xuất bản 08 quyển lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các xã 02 quyển lịch sử ngành:  lực lượng vũ trang nhân dân huyện Biên niên sự kiện lịch sử Công an huyện (1945 - 2015); đang tiến hành thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đấu tranh cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã Phong Phú, giai đoạn 1930 - 2015, xã Hòa Tân và thị trấn Cầu Kè giai đoạn 1975 -2015. Quan tâm phục dựng, bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian, truyền thống như: Lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Sêne Đôlta, Ok Om Bok; quan tâm bảo tồn một số nhạc cụ dân tộc, trang sức; các loại hình sân khấu cổ (Rô Băm), các loại hình múa (Rom Vong, Saravan, Rom Leo, Rom Kbảch, Aday, trống Sa dăm, Chom Riêng) cũng được các nghệ nhân duy trì truyền lại cho thế hệ sau; bảo tồn phát triển ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt có nhiều chùa còn bảo tồn kinh sách cổ (viết trên lả buông) bằng tiếng Pali. Hiện nay, toàn huyện có 22 điểm chùa dạy chữ Khmer mở các lớp tiếng Pali và ngữ văn Khmer cho sư sãi và con em dân tộc đồng bào dân tộc Khmer; có 100% học sinh Trường Phổ thông dân tộc Nội trú - Trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) được học ngữ văn Khmer; huyện có 08/18 Trường Tiểu học dạy ngữ văn Khmer với 82 lớp có 1.546 học sinh.

         Để tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) và Chương trình hành động số 28-CTr/TU, ngày 31/10/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 23 “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” . Huyện Cầu Kè tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của Nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa, văn học, nghệ thuật, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới gắn với thực hiện Kết luận số 01- KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ”, trong đó quan tâm các hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phát hiện biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu, có nhiều cống hiến trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và văn hóa; nêu gương người tốt việc tốt trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và hoạt động văn học, nghệ thuật; quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho nhân dân; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, phát triển các hoạt động văn hóa, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội; quan tâm phát hiện trọng dụng người tài, khuyến khích lực lượng văn nghệ sĩ tham gia sáng nhằm tạo môi trường lành mạnh, khơi dậy tinh thần sáng tạo của nhân dân, tìm tòi áp dụng những mô hình thích hợp cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tập trung khai thác, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc có hiệu quả, đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch, giao lưu văn hóa văn nghệ, để quảng bá quê hương và con người Cầu Kè, sưu tầmkhai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức các hoạt động, ngày hội văn hóa dân tộc có bản sắc văn hóa tiêu biểu, nhằm nâng cao ý thức giữ gìn, tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, ngăn chặn, đẩy lùi sự xâm nhập và tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài, tạo môi trường sống tốt đẹp, trong sạch, đa dạng; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú nền văn hóa của dân tộc, tăng cường kiểm soát, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa văn nghệ, bảo tồn các giá trị văn hóa, phát triển các loại hình dịch vụ văn hóa lành mạnh; Củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan lãnh đạo, quản lý. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa. Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có, nhất là cán bộ người dân tộc. Xây dựng quy hoạch và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ, nhất là cản bộ lãnh đạo, cản bộ quản lý đủ phấm chất, năng lực công việc trong thời gian tới, qua đó sẽ góp phần từng bước xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

 Nguyễn Hừng

(Ban Tuyên giáo Cầu Kè)

Bản đồ

















Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 3
  • Trong tuần: 1 325
  • Tất cả: 4228271
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU KÈ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Cầu Kè - Số 27 đường Trần Phú, Khóm 4, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3834027 - Fax: 0294.3834027
- Email: cauke@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Kè" khi phát hành lại thông tin từ website này
Designed by VNPT.