Bà con đồng bào Khmer huyện Cầu Kè nổ lực vượt qua khó khăn trong mùa dịch bệnh Covid-19
     Trong những năm qua tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 đã và đang làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, thu nhập kinh tế cũng như đời sống của đại bộ phận người dân. Nhưng với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, của Chính quyền địa phương cùng với sự nổ lực phấn đấu vươn lên của từng hộ dân, nhờ đó đến nay đời sống vật chất tinh thần của người dân nói chung và người dân đồng bào dân tộc Khmer ở các phum sóc trên địa bàn huyện Cầu Kè nói riêng không ngừng được cải thiện nâng lên rõ nét.

Ông Thạch Dên (người thứ 2 bên trái vào) vui mừng đón lễ Sêne Đôlta năm nay trong căn nhà mới

        Đón mừng lễ Sêne Đôlta cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer năm nay đối với gia đình ông Thạch Dên, ở ấp Ngọc Hồ, xã Tam Ngãi vô cùng phấn khởi, vì căn nhà tường khang trang của gia đình vừa mới xây dựng xong, với tổng kinh phí trên 100 triệu đồng, trong này ông Trần Trí Dũng, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh hỗ trợ 50 triệu đồng, phần còn lại do tiền tích góp của gia đình. Ông Dên cho biết: Do gia đình ít đất canh tác lại thiếu vốn đầu tư sản xuất nên gia đình cũng còn gặp nhiều khó khăn, năm 2020 Hội nông dân xã Tam Ngãi xét hỗ trợ cho ông với số vốn 09 triệu đồng để mua một con bò thịt về nuôi, sau một thời gian nuôi ông bán và mua lại 02 con bò nái sinh sản nuôi, hiện tại đàn bò của gia đình ông được 04 con, ước tổng giá trị trên 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, với 02 công đất vườn tạp ngày nào giờ đã được ông cải tạo trồng 40 gốc dừa sáp hiện đang cho trái, mỗi tháng ông thu nhập từ việc bán dừa sáp và dừa thường cũng được trên 01 triệu đồng. Mặc dù trước đây gia đình ông Dên thuộc diện khó khăn ở địa phương nhưng nhờ biết chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, tiết kiệm trong chi tiêu sinh hoạt nên hiện nay gia đình của ông được dần ổn định. Ông Thạch Dên chia sẻ: “Gia đình cũng lo làm ăn cho ổn định, đầu tư nuôi bò, cải tạo vườn trồng dừa sáp, thấy thu nhập cũng được. Mới làm được cái nhà thấy mừng lắm, cũng nhờ Cựu chiến binh giúp đở 50 chục triệu mới làm được. Hiện tại kinh tế gia đình bây giờ cũng ổn định rồi, đón lễ Sêne Đôlta năm nay cũng làm đơn giản, cúng ông bà một mâm, con cháu trong nhà sum vầy, không mời rủ ai hết, bị vì Covid-19 này nguy hiểm lắm, chỉ có gia đình thôi để phòng chống dịch”.

 

Ông Thạch Duy chăm sóc đàn bò nuôi của gia đình

      Còn ông Thạch Duy, ở ấp Trà Kháo, xã Hòa Ân cũng là một trong những hộ Khmer biết nổ lực, phấn đấu vươn lên khá giả nhờ chí thú làm ăn. Qua trao đổi ông Duy cho biết, trước đây do ít đất sản xuất nên cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu trước hụt sau luôn đeo đẳng nên gia đình được liệt vào danh sách hộ nghèo của địa phương. Vào năm 2007 được Hội nông dân xã tín chấp cho vay 06 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội cộng với nguồn vốn của gia đình ông mua 01 cặp bò nái sinh sản để nuôi, qua thời gian dài chăm sóc từ 02 con bò nái nuôi ban đầu đã gầy dựng được 22 con và trong quá trình nuôi ông bán được 10 con bò thịt với số tiền trên 250 triệu đồng, hiện đàn bò của ông còn được 12 con, trong đó có 06 con bò nái sinh sản và 04 con bò thịt ước tính tổng trị giá trên 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông còn mạnh dạn chuyển đổi 3.000m2 đất trồng lúa của gia đình sang trồng dừa, tận dụng diện tích mặt nước ao mương vườn và đất trống xung quanh nhà ông còn thả nuôi ếch, cá và gà để tăng thêm thu nhập. Nhờ sản xuất theo mô hình đa canh, đa con mà hiện nay gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định hơn. Ông Duy phấn khởi nói: “Bệnh Covid-19 gia đình tôi cũng rất là khó khăn nhưng mà tôi cố gắng khắc phục, chí thú làm ăn, thực hiện nhiều mô hình cùng lúc để tăng thu nhập, mình vừa làm, vừa học hỏi thêm những mô hình hay để áp dụng cho gia đình mình, nhờ vậy mà kinh tế gia đình tương đối ổn định trong mùa dịch Covid-19 này. Trong dịp lễ Sêne Đôlta năm nay tôi cũng tổ chức trong gia đình thôi chứ không có mời bà con cô bác nào để tránh đông người và cũng tuân thủ 5K để phòng, chống Covid-19 đạt hiệu quả”.

 

Bà con đồng bào dân tộc Khmer xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè mạnh dạn chuyển đổi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ

           Trong nhiều năm qua, tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, trước bối cảnh đó các ngành, các cấp, địa phương trong huyện Cầu Kè không ngừng chăm lo cho đời sống cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc Khmer nghèo, thông qua việc hỗ trợ kịp thời các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, từ đó đã thổi luồng gió mới làm thay đổi tư duy cách nghĩ, cách làm cũ, khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xây dựng phum sóc, quê hương ngày thêm thay đổi, phát triển. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Sơn Oanh Rươne, Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cầu Kè cho biết: “Dưới sự lãnh chỉ đạo sâu sát của HU, UBND huyện thì Phòng Dân tộc huyện cũng đã kết hợp với các ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách đối với đồng bào dân tộc. Trong đó chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động chưa có việc làm ở nông thôn, chính sách giải quyết về nhà ở, nước sạch, nước sinh hoạt, trợ cước, trợ giá cho đồng bào dân tộc, đặc biệt trong thời điểm gần đây đã kịp thời hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ đối với lao động tự do mất việc làm do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện thì có trên dưới 2.000 lao động là người đồng bào dân tộc Khmer được hỗ trợ. Ngoài ra thì các địa phương cũng đã xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất hiệu quả kinh tế để nhân rộng, từ đó giúp cho đời sống của đồng bào dân tộc có phát triển, duy trì đời sống được ổn định, nhất là trong mùa đại dịch Covid-19 như hiện nay”.

       Có thể nói nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo và sự nổ lực, vươn lên của chính người dân, qua đó đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer của huyện Cầu Kè đến nay xuống còn 1,9%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 60 triệu đồng/người/năm. Kết quả đó góp phần thiết thực vào phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà tình hình đại dịch bệnh Covid-19 đang còn diễn biến khá phức tạp./.

                                                                              

                                                                            Bài, ảnh: Tấn Lập

Bản đồ

















Thống kê truy cập
  • Đang online: 29
  • Hôm nay: 1637
  • Trong tuần: 25 384
  • Tất cả: 4200781
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU KÈ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Cầu Kè - Số 27 đường Trần Phú, Khóm 4, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3834027 - Fax: 0294.3834027
- Email: cauke@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Kè" khi phát hành lại thông tin từ website này
Designed by VNPT.