Cầu Kè với phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
Hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi do Hội nông dân các cấp phát động, trong thời gian trên địa bàn huyện Cầu Kè đã xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình nông dân vượt khó, biết tính toán làm ăn vươn lên làm giàu chính đáng trên mãnh vườn, thửa ruộng của mình.

Mô hình trổng ổi cho hiệu quả kinh tế của nông dân Phạm Văn Quang ở ấp Giồng Nổi, xã Tam Ngãi (người đứng bên phải) 

      Điển hình như nông dân Phạm Văn Quang, ở ấp Giồng Nổi, xã Tam Ngãi với mô hình trồng ổi Đài Loan, ổi Ruby và ổi Nữ Hoàng cho thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng. Qua tiếp xúc trao đổi với chúng tôi, ông Quang cho biết: Trước đây kinh tế gia đình chủ yếu làm ruộng, với diện tích gần 02 ha đất của gia đình, nhưng sau nhiều năm canh tác cũng chẳng dư giả gì. Đến năm 2005, ông đã quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất ruộng của gia đình sang lên líp trồng cây ăn trái, đầu tiên ông trồng nhãn da bò do ảnh hưởng bệnh chổi rồng cho thu nhập thấp, nên sau đó ông đốn hết diện tích vườn nhãn chuyển sang trồng cây chanh, sau thời gian thu hoạch nhiều đợt thì cây chanh cũng đã già cỗi chết dần không có thu nhập kinh tế, tiếp đó ông đốn bỏ cây chanh và đi tìm mua giống trồng thử nghiệm 200 gốc ổi giống Đài Loan, trên diện tích là 0,2 ha, sau thời gian trồng và chăm sóc từ 6 đến 7 tháng, vườn ổi của gia đình đã cho trái và cho thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế tương đối khá hơn so với các loại cây ăn trái trồng trước đó, nên ông đã quyết định nhận rộng mô hình và đã tìm đến tỉnh Sóc Trăng và Tiền Giang để mua thêm giống ổi mới Ruby và Nữ Hoàng đem về trồng hết phần diện tích đất còn lại của gia đình, với tổng số hơn 2.000 gốc ổi. Do nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc nên qua thời gian trồng, vườn ổi của gia đình phát triển tốt đã cho thu hoạch ổn định, mỗi tuần thu hoạch 01 lần được trên 02 tấn trái và được các thương lái trong và ngoài huyện biết tìm đến thu mua tại vườn, với giá phổ biến từ 8 đến 10 ngàn đồng/kg, đã đem lại nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Bên cạnh đó, trên diện tích vườn ổi ông còn kết hợp trồng xen 700 gốc cóc Thái để tăng hiệu quả thu nhập kinh tế cho gia đình, đồng thời còn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tiêu nước để tiết kiệm được nhân công lao động. Nói về hiệu quả mô hình trồng ổi của gia đình, ông Quang cho biết:

    “Thì nói chung gia đình có miếng đất ngày xưa cũng làm ruộng, thì thấy người ta dòng dòng lên vườn làm kinh tế có hiệu quả thì mình cũng làm theo, thì đầu tiên nhất là mình trồng nhãn da bò kế xen chanh vô có thời gian ăn cũng tương đối ổn định thì sau đó có thời hạn nó chết đi thành ra thấy cây ổi từ xa người ta đem về thì người ta nhân giống ra  thì tôi cũng lụm lặc được đem về trồng ban đầu mình trồng 2-3 trăm gốc thì sau đó tiếp tục đốn cây nhãn hư trồng lại gần chục công thì thấy có thu nhập kinh tế cho gia đình cũng tương đối ổn định, thì tiếp trồng thêm nữa thì đến nay trồng hết trơn là 15-16 công thì nói chung gia đình có thu nhập rất ổn định,

 

Mô hình trồng sáp của ông Thạch Cộng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao

        Còn đối với ông Thạch Cộng, ở ấp Chông Nô 2, xã Hòa Tân là một trong những hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của địa phương. Qua tìm hiểu thì được biết: Gia đình 25 công đất ruộng, lúc đầu ông đầu tư lên líp trồng cây nhãn da bò, trong những năm đầu trồng cho thu hoạch khá ổn định, nhưng về sau do nhãn da bò bị nhiễm bệnh chỗi rồng, đầu lân, mặc dù tốn kém rất nhiều chi phí chăm sóc và phòng trị bệnh, nhưng sản lượng trái từng vụ cứ giảm dần, lợi nhuận thấp, qua đó ông thấy được mô hình trồng dừa sáp có giá trị kinh tế cao nên ông quyết định đốn hết diện tích cây nhãn da bò chuyển sang trồng cây dừa sáp, mỗi công đất ông thiết kế bố trí trồng 18 cây dừa sáp. Ông cho biết: trồng thưa cho hiệu quả hơn so với trồng dầy, ưu điểm việc trồng thưa là cây cho trái sai dễ dàng chăm sóc, hạn chế được chuột cắn phá trái hơn, còn về kỹ thuật chăm sóc dừa cũng dễ dàng hơn so với cây trồng khác, cứ 03 tháng bón phân hóa học 01 lần để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt và cho trái sai hơn. Hiện bình quân vườn dừa của ông mỗi tháng thu hoạch 01 đợt, trên dưới 2.000 trái dừa khô, trong đó có trên 100 trái dừa sáp, đã đem lại nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Ông Cộng còn cho biết thêm: Đối với những cây dừa có nhiều trái sáp đặc ngon, ông chọn ra những trái không sáp để ươm giống bán cho bà con ở địa phương, mỗi cây giống ông bán ra 40 ngàn đồng, đồng thời còn hướng dẫn kỹ thuật trồng và cách chăm sóc giúp bà con trồng đạt hiệu quả hơn. Ngoài việc trồng dừa sáp, ông còn nuôi thêm 07 con bò nái sinh sản, mỗi năm ông xuất bán vài con, bình quân mỗi năm cho thu nhập kinh tế từ cây dừa và chăn nuôi gần 700 triệu đồng, với thành quả trong sản xuất, 05 năm liền (2017-2021) ông được Hội nông dân huyện bình chọn là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Nói về cách thức làm kinh tế của gia đình, ông Cộng chia sẽ:

     “Đất này hồi đầu tiên tôi lên líp trồng nhãn thu hoạch được 4,5 năm thấy nó chỗi rồng quá, thì tôi quyết định chặt cây nhãn bỏ rồi trồng cây dừa sáp lại, tới bây giờ tôi lên liếp thêm ươm giống trồng thêm nửa giờ tôi được 25 công rồi, còn một số giống mình ươm dư thì mình bán cho bà con, rồi tôi có hướng dẫn vụ cách trồng, cách xịt thuốc và cách rãi phân trong khoảng mấy tháng tôi có giải thích cho người ta rồi, thấy trồng dừa sáp nó có hiệu quả kinh tế cũng cao thì tôi mới tiếp trồng thêm đó. Ngoài ra tôi cũng có nuôi bò thêm nửa cho thu nhập được cao hơn”.

 

Ông Thạch Cộng đang chăm sóc đàn bò của gia đình

     Theo Hội nông dân huyện Cầu Kè cho biết: trong 05 năm qua, qua phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, toàn huyện có trên 81.000 lượt hội viên và bà con nông dân đăng ký tham gia và qua bình xét có trên 4.800 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi ở các cấp, trong đó cấp Trung ương đạt 07 hộ, cấp tỉnhcó 82 hộ, cấp huyện 303 hộ, còn lại đạt cấp cơ sở. Nhận xét qua phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện trong thời gian qua, ông Trương Thanh Đệ, Chủ tịch Hội nông dân huyện Cầu Kè nói: 

     “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi là 01 trong 03 phong trào lớn do Hội nông dân Việt Nam phát động và đến nay phong trào trở thành phong trào quầng chúng sâu rộng được đông đảo hội viên nông tham gia hưởng ứng tích cực, phong trào đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, qua kết quả qua bình xét giai đoạn năm 20217-2021 thì có 4.815 hộ nông dân đạt doanh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở các cấp, thì qua đó cũng đã xuất hiện nhiều mô hình hay cách làm có hiệu quả để khen thưởng, biểu dương. Về định hướng thời gian tới thì tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả của phong trào theo hướng mạnh về chất và gắn kết theo chuỗi giá trị để làm được vấn đề đó thì cần tập trung một số giải pháp sau: Thứ nhất là tăng cường thông tin tuyên truyền về tiêu chuẩn của phong trào để khích lệ động viên nông dân tham gia. Thứ hai tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ về giống cây trồng, vật nuôi, về kỹ thuật, về vốn và thị trường đầu ra sản phẩm. Vấn đề thứ ba là đẩy mạnh chia sẽ thông tin cách làm hay, mô hình hiệu quả để nhân rộng trong hội viên nông dân”.

      Tin rằng, với sự nổ lực cố gắng của các cấp Hội nông dân trong huyện, trong thời gian tới phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện Cầu Kè sẽ tiếp tục duy trì phát triển đi vào chiều sâu, thu hút ngày càng đông đảo hội viên và nông dân trong huyện tham gia xây dựng và thiết kế nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, cho thu nhập kinh tế cao, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân và góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn huyện theo hướng bền vững./.

 

                                                                                 Bài, ảnh: Thân Ni

Bản đồ

















Thống kê truy cập
  • Đang online: 18
  • Hôm nay: 1767
  • Trong tuần: 25 514
  • Tất cả: 4200911
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU KÈ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Cầu Kè - Số 27 đường Trần Phú, Khóm 4, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3834027 - Fax: 0294.3834027
- Email: cauke@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Kè" khi phát hành lại thông tin từ website này
Designed by VNPT.