Anh Trần Vũ Phong một tấm gương nông dân sản xuất giỏi ở ấp Bà My, xã Tam Ngãi

       Thực hiện phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu phức tạp như hiện nay. Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Cầu Kè đã có không ít hộ nông dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, qua đó đã mang lại hiệu quả thu nhập kinh tế, góp phần nâng cao mức sống và làm giàu chính đáng tại địa phương. Điển hình như anh Trần Vũ Phong, ở ấp Bà My, xã Tam Ngãi với mô hình trồng thanh long hàng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

 

Anh Trần Vũ Phong (người đứng ngoài bên phải) đưa cán bộ Hội nông dân huyện, xã đi tham quan vườn thanh long của gia đình

         Đưa chúng tôi thi tham quan vườn thanh long của gia đình, anh anh Trần Vũ Phong chia sẻ: Trước đây với diện tích 1,2 ha đất lúa của gia đình anh chuyển sang trồng chuyên cam sành, trong thời gian đầu cam cho hiệu quả kinh tế cũng tương đối ổn định, nhưng dần về sau cam nhiễm bệnh năng suất thấp, giá cả đầu ra bấp bênh nên sản xuất thua lỗ. Năm 2008, tình cờ xem chương trình nông nghiệp giới thiệu về mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ trên đất vườn hiệu quả, thấy phù hợp với với điều kiện đất của gia đình nên anh bàn với vợ trồng thử. Trên diện tích 1,2 ha anh Phong cải tạo trồng 1.000 gốc thanh long ruột đỏ, nhưng do đây là cây trồng mới nên anh cũng không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng, vừa trồng vừa học hỏi kinh nghiệm đã giúp cho anh có động lực, hy vọng loại cây trồng mới này sẽ đem lại giá trị kinh tế cao cho gia đình,

       Qua một thời gian trồng, anh nhận thấy thanh long ruột đỏ khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở vùng đất nơi đây, đến nay vườn thanh long của anh Phong đã được 12 năm tuổi, bình quân mỗi năm cho thu hoạch từ 30-40 tấn trái thương phẩm, với giá bán giao động từ 15-35 ngàn đồng/kg, sau khi trừ các khoảng chi phí đầu tư sản xuất anh còn lợi nhuận từ 250-400 triệu đồng/năm, cá biệt có năm trúng mùa, trúng giá anh lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Nói về kỹ thuật trồng thanh long, anh Trần Vũ Phong cho biết: “Trồng cây thanh long so với các cây khác thì khâm chăm sóc nhẹ nhàn nhưng hơi tỷ mỉ, phân bón nhẹ hơn cam và các loại cây khác, nói chung cây thanh long chỉ cần tỉ mỉ chăm sóc nhẹ nhàn hơn. Trồng cây thanh long gặp khó nhất thì lúc trước là thán thư, sau mấy năm gần đây là đớm trắng, nói chung thán thư còn trị được còn đớm trắng chỉ ngừa thôi, đớm trắng nếu bệnh nhiều thì nhà vườn phải cắt tỉa, thay trụ, hôm khác chứ thua”.

     Anh Vũ Phong cho biết thêm, thanh long ruột đỏ là cây chịu hạn tốt lại ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, chỉ cần giữ ẩm bộ rễ và bổ sung thêm phân chuồng là cây phát triển tốt, đồng thời cần cắt tỉa bỏ những nhánh già không thể mọc mầm và ra quả để nuôi dưỡng các nhánh còn lại và qua đó sẽ giúp trái phát triển tốt hơn. Nói về hiệu quả của việc trồng thanh long ruột đỏ, anh Phong chia sẻ:  

“Một năm thì khoảng 30-40 tấn được, giá cả trên thì trường năm nay khoảng từ 17 đến ba mươi mấy ngàn, qua tết thì hơi sụt do Covid, sau này cũng ổn định, trừ hết chi phí năm cũng được còn 200 mấy 300, tại mấy năm sau này nó giảm chứ mấy năm trước cũng có thể trên, thời điểm cao điểm thì có thể 500. Qua một thời gian trồng thì thấy hiệu quả kinh tế rất là cao, nâng cao được đời sống của gia đình, cũng tạo được công ăn việc làm cho một số chị em, anh em ở địa phương. Qua một thời gian thì vườn trước cũng già cõi, giờ cũng đang mở thêm vườn mới để tăng thêm thu nhập cho gia đình cũng như cùng với anh em phát triển kinh tế ở địa phương”.

 

Dừa sáp trồng xen thanh long của anh Trần Vũ Phong đang cho trái hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao trong thời gian tới

     Thực tế cho thấy, so với những giống cây trồng khác, trồng thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là loại cây trồng lâu năm, khoảng 10-15 năm sau mới cải tạo trồng lại. Đặc biệt sau khi trồng một năm thanh long đã cho trái với nhiều đợt trong năm, từ năm thứ 2 trở đi năng suất sẽ tăng lên vì khi đó cây đã trưởng thành. Để tiếp tục duy trì trồng thanh long, hiện nay ngoài diện tích 1,2 hécta trồng thanh long của gia đình có dấu hiệu già cõi, cho năng suất thấp anh Trần Vũ Phong đã chủ động trồng xen 300 gốc dừa sáp và hiện tại đã có một số cây cho trái chiến, hứa hẹn sẽ cho thu nhập kinh tế cao. Bên cạnh đó, anh còn đầu tư mở rộng trồng thêm 2.000 gốc thanh long ruột đỏ trên diện tích 02 hécta và hiện tại đang phát triển tốt và bắt đầu cho trái chiến, đây là một tín hiệu khả quan cho anh sau nhiều năm gắn bó với loại cây trồng này. Có thể nói từ sự mạnh dạn, không ngại khó và quyết tâm làm giàu từ chính mảnh đất quê hương, anh Trần Vũ Phong đã trở thành người điển hình, tiên phong trong việc đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng trên mảnh đất Tam Ngãi. Cũng chính từ tính cần cù, siêng năng trong lao động anh Vũ Phong được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh nhiều nằm liền và là một trong những cá nhân tiêu biểu được điển hình biểu dương trong phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn huyện Cầu Kè, giai đoạn 2015-2020. Nói về hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua yêu nước đối với bản thân mình, anh Phong chia sẻ:“Là một người nông dân để góp phần gia phong trào thi dua yêu nước thì bản thân tôi ý thức được là phải phát triển kinh tế gia đình nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, bân thân tôi sũy nghĩ đó là một trong những phong trào thi đua yêu nước tích cực nên từ đó bản thân đi học hỏi cải tạo vườn tạp thành mô hình mới đó là trồng cây thanh long”.

 

Anh Trần Vũ Phong là một trong những cá nhân tiêu biểu được điển hình biểu dương trong phong trào TĐYN huyện Cầu Kè, giai đoạn 2015-2020

     Nhận xét về mô hình trồng thanh long ruột đỏ của anh Trần Vũ Phong, ông Trương Thanh Đệ, Chủ tịch Hội nông dân huyện Cầu Kè nói: “Qua mô hình của anh Trần Vũ Phong thì cho thấy rằng đây là mô hình chuyển đổi từ diện tích vườn tạp sang trồng chuyên canh cây thanh long và trong thời gian qua thì mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới thì Hội cũng có định hướng sẽ tổ chức cho hội viên học tập kinh nghiệm mô hình này, đồng thời sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ở những nơi có điều kiện, phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt là quy trình canh tác cây thanh long, ngoài ra phối hợp với một số ngành tìm đầu ra để cho sản phẩm mang tính bền vững hơn”.

 

Vườn trồng thành long mới được anh Trần Vũ Phong mở rộng

    Trong công cuộc xây dựng hướng đến xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cấp ủy, chính quyền địa phương. Với hiệu quả đã được xác định, có thể khẳng định cây thanh long ruột đỏ chính là trái ngọt làm giàu cho gia đình anh Trần Vũ Phong nói riêng, người dân địa phương nói chung, về lâu dài có thể phát triển trên diện rộng thành cây chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, các ngành có liên quan, cấp ủy, chính quyền cần định hướng người dân, phát triển trồng thanh long ruột đỏ theo quy hoạch để cân đối cung-cầu, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm trái cây này, tránh rơi vào điệp khúc được mùa mất giá./.

    

                                                          Bài, ảnh: Tấn Lập

Bản đồ

















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 119
  • Trong tuần: 976
  • Tất cả: 4229656
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU KÈ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Cầu Kè - Số 27 đường Trần Phú, Khóm 4, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3834027 - Fax: 0294.3834027
- Email: cauke@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Kè" khi phát hành lại thông tin từ website này
Designed by VNPT.