Cầu Kè hội thảo mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất
Ngày 25/11, Trung tâm khuyến nông tỉnh Trà Vinh kết hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè và Đảng ủy, UBND xã Thạnh Phú tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất. Bà Nguyễn Thị Nhiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè đến dự.

Mô hình máy sạ hàng theo khóm

       Thực hiện mô hình sản xuất lúa chất lượng cao (SRI) và đầu tư hỗ trợ máy sạ hàng trong vụ lúa Thu-Đông năm 2020 theo hướng hữu cơ là “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, có 12 hộ dân là thành viên của Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Phú tham gia, với qui mô diện tích sản xuất 05 ha, sử dụng giống lúa ST 24 cấp xác nhận để gieo sạ và hiện nay trà lúa đang trong giai đoạn chín rộ sẽ cho thu hoạch trong vài ngày tới. Hình thức đầu tư thực hiện mô hình này là các hộ tham gia sẽ được Dự án hỗ trợ 50% giống lúa và 50% vật tư phấn bón, thuốc BVTV (bình quân mỗi công sử dụng 06kg giống) và hỗ trợ không quá 50% máy sạ hàng, với tổng kinh phí thực hiện mô hình trên 200 triệu đồng, trong này nguồn kinh phí sự nghiệp của Trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ gần 100 triệu đồng, phần còn lại do các hộ trong Hợp tác xã tham gia đối ứng thực hiện, đồng thời trong quá trình thực hiện mô hình Trung tâm khuyến nông tỉnh thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn chăm sóc lúa trong suốt mùa vụ.

Các đại biểu cùng người dân tham quan mô hình sản xuất lúa cấp xác nhận ST 24

      Sau khi đi tham quan thực tế mô hình sản xuất lúa chất lượng cao (SRI) sử dụng máy sạ lúa theo hàng của Dự án đầu tư tại xã Thạnh Phú, thì hầu hết các diện tích lúa đang trong giai đoạn chín, dự kiến cho thu hoạch trong vài ngày tới, năng suất ước đạt khoảng 6 tấn/ha, so với sản xuất lúa sạ lan tăng hơn 0,5 tấn/ha. Tại hội thảo, cán bộ kỹ thuật của mô hình cho biết sản xuất lúa chất lượng cao sử dụng máy sạ hàng có nhiều ưu điểm so với gieo sạ truyền thống như: giảm được lượng lớn lúa giống, công chăm sóc, ít đổ ngã, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ít sâu bệnh, giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí đầu tư sản xuất, năng suất đạt cao và cho lợi nhuận gần 20 triệu đồng/ha, tăng gần 08 triệu đồng/ha so với diện tích lúa sản xuất ngoài mô hình theo hình thức xạ lan ở địa phương.

Quang cảnh buổi hội thảo

    Với ưu điểm của mô hình, trong thời gian tới Trung tâm khuyến nông tỉnh và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè sẽ tiếp tục tuyên truyền phát động nhân rộng cho nông dân các xã trong huyện áp dụng thực hiện, nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lúa, tăng thu nhập kinh tế cho nông hộ trên địa bàn huyện./.

                                                                           Tin, ảnh: Thân Ni

Bản đồ

















Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 122
  • Trong tuần: 1 444
  • Tất cả: 4228390
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU KÈ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Cầu Kè - Số 27 đường Trần Phú, Khóm 4, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3834027 - Fax: 0294.3834027
- Email: cauke@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Kè" khi phát hành lại thông tin từ website này
Designed by VNPT.