Nông dân ở xã Phong Thạnh phát triển kinh tế gia đình từ Nguồn quỹ hỗ trợ nông dân giúp đỡ.
       Trong thời gian qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, Hội nông dân xã Phong Thạnh còn quan tâm tạo điều kiện cho hội viên nông dân phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng thông qua việc hỗ trợ nguồn vốn sản xuất, đặc biệt là nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương và huyện Cầu Kè đã giúp cho một số hội viên nông dân xã Phong Thạnh có điều kiện phát triển chăn nuôi bò sinh sản, nâng cao thu nhập kinh tế, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống.

Anh Trần Văn Ky Sy, ở ấp Cả Chương đang chăm sóc đàn bò của gia đình

       Để giúp hội viên nông dân có nguồn vốn để phát triển sản xuất, bên cạnh việc hỗ trợ từ nguốn vốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện, thì từ năm 2017 đến nay, Hội nông dân xã Phong Thạnh đã kết hợp với Hội nông dân tỉnh, huyện đã tổ chức giải ngân vốn với tổng kinh phí 600 triệu đồng, trong này Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương hỗ trợ 500 triệu đồng và Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Cầu Kè là 100 triệu đồng cho gần 25 hội viên ở ấp 3, Cây Gòn và Cả Chương để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, nâng cao thu nhập kinh tế gia đình, như hội viên nông dân Trần Văn Ky Sy, ở ấp Cả Chương cho biết: trước đây gia đình cũng hết sức khó khăn, chỉ có 04 công đất ruộng trồng lúa nên chẳng dư giả gì, xét thấy anh có tính cần cù, siêng năng, chí thú làm ăn, nên vào năm 2017 anh Sy được Hội nông dân xã xét hỗ trợ vay vốn là 20 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương hỗ trợ để mua nuôi 01 con bò sinh sản, trị giá 15 triệu đồng để nuôi cùng với 03 con bò nái sinh sản của gia đình, qua thời gian chăm sóc thì đàn bò của anh cũng phát triển đến nay cũng đã sinh sản được 03 bò con, hiện tổng đàn bò của gia đình là được 06 con và anh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi bò thêm nữa, bên cạnh việc nuôi bò anh còn làm 04 công ruộng và tận dụng rơm sau khi thu hoạch lúa dùng để làm thức ăn cho bò đến nay kinh tế gia đình của anh cũng đã khá ổn định:

     “ Được sự giúp đỡ của Hội nông dân đã hỗ trợ nguốn cho tôi là 20 triệu đồng tôi mua được con bò sinh sản qua hơn 02 năm rồi cũng đã sinh sản được 02 con bò, tôi thấy nguồn vốn này có hiệu quả, qua đó tôi cũng gop góp nguồn vốn của gia đình mua thêm vài con nữa thấy gia đình giờ cũng khấm khá rồi cũng dư giả để sửa sang chuồn trại cứng cáp để có thể nhân rộng ra thêm vài con nửa để gia đình khấm khá thêm”.

Hiệu quả mô hình nuôi bò sinh sản của anh Nguyễn Thanh Tuấn, ở ấp Cả Chương, xã Phong Thạnh

      Còn đối với anh Nguyễn Thanh Tuấn cũng ở ấp Cả Chương thì gia đình kinh tế sống chủ yếu dựa vào 07 công đất làm làm ruộng thì cũng chỉ đủ ăn, không dư giả gì mấy, từ khi tham gia vào tổ chức Hội nông dân thì anh được Hội nông dân xã quan tâm xét hỗ trợ từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của huyện với số tiền là 20 triệu đồng để mua 01 con bò sinh sản trị giá gần 20 triệu đồng, qua thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng từ con bò mẹ ban đầu đến nay cũng đã sinh được 02 bò con. Với tính cần cù, siêng năng, chí thú làm ăn và tiết kiệm trong chi tiêu nên anh cũng mua thêm 03 con bò sinh sản, hiện tổng số đàn bò của anh được 04 con và trong thời gian tới anh tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi bò này thêm, để đưa kinh tế của gia đình ngày càng phát triển anh nói.

      “Nhờ được sự giúp đỡ của Hội nông dân các cấp cho tôi vay nguồn vốn 20 triệu tôi cũng bắt được con bò nay cũng 02 năm mấy cũng sinh sản được 02 con bê và tôi bán 02 bê đó cùng với nguồn vốn của nhà tôi cũng bắt thêm 2,3 con bò nái nữa thì kinh tế năm nay thấy khá cũng đỡ mọi năm”.

      Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn xã trong thời gian qua cũng như một số định hướng trong thời gian tới, anh Dư Mi Na, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Phong Thạnh nói;

     “Nhằm để hỗ trợ nông dân có vốn sản xuất trên địa bàn xã thì hội nông dân xã đã đề nghị Hội nông dân tỉnh giải ngân nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cho các hộ dân chăn nuôi bò sinh sản trên địa bàn, qua đi khảo sát thực tế 02 mô hình vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân của anh Ky Sy và anh Tuấn tôi nhận thấy mô hình này rất hiệu quả các hộ dân rất chí thú làm ăn, thì hướng tới thì hội nông dân xã sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng chính sách huyện và đề nghị Quỹ hỗ trợ tỉnh giải các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn chăn nuôi bò, thì ngoài ra Hội nông dân xã sẽ phối hợp các đơn vị đào tạo nghề cho nông dân để nông dân nâng cao tay nghề, phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn hữu cơ để nông dân phát triển kinh tế”.

       Có thể thấy, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân của Trung ương và huyện Cầu Kè triển khai thực hiện trên địa bàn xã Phong Thạnh trong thời gian qua đã và đang phát huy được hiệu quả thiết thực, đây chính là điều kiện tốt nhất để giúp cho hội viên nông dân trên địa bàn xã có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, cũng như được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống ./.

                                                                                         Bài, ảnh: Thân Ni

Bản đồ

















Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 2
  • Trong tuần: 1 218
  • Tất cả: 4228398
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU KÈ
- Đơn vị quản lý UBND huyện Cầu Kè - Số 27 đường Trần Phú, Khóm 4, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3834027 - Fax: 0294.3834027
- Email: cauke@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Kè" khi phát hành lại thông tin từ website này
Designed by VNPT.